Logo
Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án du lịch đường thủy gần 10.000 tỷ đồng

Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án du lịch đường thủy gần 10.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh du lịch đường thủy nội địa có tổng mức đầu tư hơn 9.881 tỷ đồng, xây dựng 20 bến thủy du lịch dọc các tuyến sông.

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 2334/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh du lịch đường thủy nội địa.

Theo đó, dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng 20 bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố, đi kèm các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động tại bến, trên tổng diện tích đất hơn 15 ha. Đồng thời, xây dựng công viên phía sau 11 bến với tổng diện tích đất dự kiến hơn 25 ha.

Tại đây sẽ có các hoạt động kinh doanh du lịch đường thủy nội địa, phát triển các sản phẩm du lịch mới như tour du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí trên tàu nhằm thu hút khách đến với loại hình du lịch đường thủy.

Ngoài mục tiêu chính là phục vụ du lịch đường thủy nội địa, hệ thống cảng, bến thủy nội địa còn là nơi đón trả khách, neo đậu tàu thuyền… phục vụ giao thông công cộng bằng đường thủy, giảm tải áp lực giao thông đường bộ, đa dạng hóa phương thức vận chuyển hành khách.

Đà Nẵng đầu tư gần 10.000 tỉ đồng phát triển du lịch đường thủy nội địa

Một điểm nhấn quan trọng của dự án là việc đầu tư đội tàu chở khách sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Các tàu dự kiến có sức chứa từ 100-300 khách và 300-500 khách/tàu, đáp ứng nhu cầu di chuyển và du lịch trên sông trong tương lai.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.881 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư hơn 1.482 tỷ đồng, phần còn lại hơn 8.399 tỷ đồng sẽ được huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Thời gian hoạt động của dự án kéo dài 50 năm, kể từ ngày nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất.

Dự án được chia làm 02 giai đoạn chính với ba dự án thành phần.

Cụ thể, giai đoạn 1 (2025-2030): xây dựng 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn, từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn. Đi kèm là hệ thống công viên cảnh quan, đồng thời tiến hành mua sắm tàu thuyền và tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật trên sông.

Giai đoạn 2 (2028-2031) gồm hai dự án thành phần. Dự án thành phần 2 sẽ xây dựng 9 bến thủy nội địa dọc các tuyến sông Vĩnh Điện và Cổ Cò. Dự án thành phần 3 xây dựng 4 bến còn lại dọc sông Cẩm Lệ.

Theo quy định, tiến độ huy động vốn và xây dựng cơ bản cho mỗi giai đoạn không vượt quá 3 năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao đất. Trong thời gian này, nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục liên quan đến quy hoạch, đất đai, môi trường, ký quỹ bảo đảm đầu tư và thực hiện báo cáo tiến độ định kỳ với cơ quan quản lý.

Chi tiết mời xem thêm: Đà Nẵng sẽ chi hơn 7.200 tỷ đồng xây 38 bến du thuyền

Tin tức khác

Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững
Tin thị trường

Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững

Huế vốn nổi tiếng với hình ảnh cổ kính, thanh bình và chiều sâu văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố này đang dần chuyển mình mạnh mẽ với định hướng trở thành trung tâm phát triển xanh, thông minh và bền vững của khu vực miền Trung. Việc chính thức […]

XEM THÊM về Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững
Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế đến năm 2050: Hướng đến trung tâm logistics hiện đại miền trung
Tin thị trường

Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế đến năm 2050: Hướng đến trung tâm logistics hiện đại miền trung

Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1019/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng cảng biển Huế thành đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ logistics và du lịch […]

XEM THÊM về Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế đến năm 2050: Hướng đến trung tâm logistics hiện đại miền trung
Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia
Tin thị trường

Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Huế đón 3,33 triệu lượt du khách, tăng 71% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch của thành phố ước đạt 6.370,9 tỷ đồng, tăng 59%. Tính đến hết tháng 6/2025, thành phố Huế đã đón khoảng 3,33 triệu lượt khách du lịch, tăng 71% so với […]

XEM THÊM về Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia