Logo
Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế đến năm 2050: Hướng đến trung tâm logistics hiện đại miền trung

Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế đến năm 2050: Hướng đến trung tâm logistics hiện đại miền trung

Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1019/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng cảng biển Huế thành đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ logistics và du lịch quốc tế.

Theo Quyết định, cảng biển Huế bao gồm các khu bến chính: Chân Mây, Thuận An, Phong Điền; các khu chuyển tải, khu neo chờ, tránh, trú bão. Mục tiêu đến năm 2030, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng đạt từ 13,6 đến 20,3 triệu tấn; lượng hành khách từ 276.100 đến 285.000 lượt/năm. Tổng số 10 bến cảng với 19-25 cầu cảng, chiều dài cầu cảng từ 4.725 m đến 6.125 m sẽ được phát triển đồng bộ.

Quy hoạch cụ thể từng khu bến:

là khu bến trọng điểm, gồm 7 bến cảng, 11 cầu cảng, chiều dài 3.320 m. Tổng lượng hàng hóa thông qua đạt 8–10,7 triệu tấn và hành khách từ 276.100–285.000 lượt.

Các bến có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 150.000 tấn và tàu khách quốc tế 225.000 GT.

Phong Điền gồm 2 bến với 6-12 cầu cảng, tổng chiều dài từ 1.220 m đến 2.620 m, năng lực thông qua hàng hóa đạt từ 4,5 đến 8,5 triệu tấn.

Thuận An được quy hoạch một bến cảng với hai cầu cảng dài tổng cộng 185 m, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa khoảng 0,6 triệu tấn.

Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng sẽ tiếp tục được mở rộng, đáp ứng tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân 3,6-4,5%/năm.

Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cảng biển Huế là khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó 1.260 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng và 12.790 tỷ đồng đầu tư vào các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

Các dự án ưu tiên bao gồm: Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Chân Mây cho tàu đến 70.000 tấn. Đầu tư khu neo chờ, khu tránh trú bão và hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải. Phát triển các bến cảng tại khu bến Chân Mây.

Giải pháp thực hiện quy hoạch

Quyết định của Bộ Xây dựng nhấn mạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích xã hội hóa phát triển cảng biển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển cảng biển thông minh và xanh.

Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác quốc tế, kiểm tra và giám sát quy hoạch là những yếu tố then chốt.

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam được giao chủ trì phối hợp với các sở, ngành của thành phố Huế trong việc tổ chức công bố, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

Ủy ban nhân dân thành phố Huế có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch liên quan để bảo đảm sự đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và khai thác cảng biển.

Mời xem thêm: Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia

Tin tức khác

Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững
Tin thị trường

Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững

Huế vốn nổi tiếng với hình ảnh cổ kính, thanh bình và chiều sâu văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố này đang dần chuyển mình mạnh mẽ với định hướng trở thành trung tâm phát triển xanh, thông minh và bền vững của khu vực miền Trung. Việc chính thức […]

XEM THÊM về Thị trường bất động sản thành phố Huế: Lợi thế và cơ hội đầu tư bền vững
Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia
Tin thị trường

Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Huế đón 3,33 triệu lượt du khách, tăng 71% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch của thành phố ước đạt 6.370,9 tỷ đồng, tăng 59%. Tính đến hết tháng 6/2025, thành phố Huế đã đón khoảng 3,33 triệu lượt khách du lịch, tăng 71% so với […]

XEM THÊM về Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia