
Thủ phủ hành chính mới của tỉnh Gia Lai lộ diện, Long Vân bùng nổ cơ hội đầu tư
Theo chủ trương sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh mới sẽ được đặt tại TP Quy Nhơn. Với vai trò là đầu não của tỉnh mới, Quy Nhơn hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ về dân cư, đầu tư và hạ tầng, mở ra nhiều cơ hội mới cho thị trường bất động sản địa phương.
Trung tâm hành chính tỉnh mới đặt tại TP Quy Nhơn
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh Gia Lai và Bình Định đã thống nhất thông qua Đề án sáp nhập. Theo đó, tỉnh mới giữ tên Gia Lai và đặt trung tâm hành chính – chính trị tại TP Quy Nhơn (hiện thuộc tỉnh Bình Định). Sở dĩ TP Quy Nhơn được chọn vì đây là trung tâm kinh tế – chính trị lớn, có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông kết nối tốt và đáp ứng các điều kiện quy hoạch, mở rộng đô thị trong tương lai.

Cùng với tiến trình sáp nhập, tỉnh Bình Định đang tích cực triển khai dự án xây dựng trung tâm hành chính. Ông Lê Kim Toàn, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho hay: “Tỉnh đã trình đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, đầu tư xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh sau hợp nhất. Hiện UBND tỉnh đang thực hiện các bước theo quy định về đầu tư”. Dự kiến, trung tâm hành chính mới xây dựng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thuộc bán đảo Phương Mai.
Cú hích tái định vị đô thị và nâng tầm thành phố Quy Nhơn
Từ một đô thị nổi bật với vai trò du lịch, cảng biển và công nghiệp nhẹ, Quy Nhơn đang tiến gần hơn đến vị trí đô thị trung tâm vùng. Việc hình thành trung tâm hành chính mới sẽ kéo theo một hệ sinh thái hiện đại bao gồm tài chính, giáo dục, y tế, dịch vụ công và hạ tầng kỹ thuật cấp cao.
Theo ông Phan Viết Hùng – Phó Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, “Trung tâm hành chính mới đặt tại khu vực sẽ kích thích tiềm năng phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội và cả TP Quy Nhơn. Điều này đặc biệt cấp thiết khi đô thị Quy Nhơn hiện trạng đang ngày càng trở nên quá tải, cần được chỉnh trang hạ tầng kinh tế – xã hội.”
Trong bối cảnh tái lập địa giới hành chính, Quy Nhơn được định vị là trung tâm hành chính của tỉnh mới – nơi có diện tích lớn thứ hai cả nước và dân số khoảng 3 triệu người. Điều này không chỉ kéo theo dòng cán bộ, chuyên gia và dân cư đổ về mà còn tạo lực đẩy mạnh mẽ cho nhu cầu phát triển đô thị, từ nhà ở, thương mại đến các tiện ích xã hội.

Thực tế cho thấy, làn sóng đầu tư công và tư nhân đang dồn về Quy Nhơn ngày một rõ nét. Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm cấp vùng đang được triển khai: Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku (123km, hơn 38.900 tỷ đồng); Tuyến đường kết nối Quy Hòa – Long Vân (13,5km, hơn 1.100 tỷ đồng); Bệnh viện quốc tế Long Vân, Khu đô thị Trí tuệ nhân tạo và phụ trợ do FPT phát triển.
Cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường bất động sản. Quy Nhơn đang chuyển mình từ đô thị ven biển thành điểm đến đầu tư chiến lược, nơi hội tụ những điều kiện cần và đủ cho một chu kỳ phát triển mới: hạ tầng mở rộng, dân số tăng nhanh và nguồn vốn đổ về liên tục.
Long Vân, điểm sáng đầu tư bất động sản trung tâm
Việc tỉnh Gia Lai mới chọn Quy Nhơn làm trung tâm hành chính – chính trị đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng, tái khẳng định vị thế đầu tàu của thành phố biển này trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ đó, khu đô thị Long Vân nổi lên như một tâm điểm đầu tư bất động sản đầy triển vọng, nhờ sở hữu vị trí chiến lược và kết nối trực tiếp với các trục giao thông huyết mạch của tỉnh Bình Định.
Phía Tây khu đô thị Long Vân là Quốc lộ 1A, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với Ga Diêu Trì, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn, và mở rộng hướng đi Gia Lai. Trục Hùng Vương xuyên qua trung tâm Long Vân, kết nối trực tiếp đến cảng Quy Nhơn – cửa ngõ giao thương quan trọng của miền Trung. Khu đô thị này cũng dễ dàng kết nối với Khu kinh tế Nhơn Hội, Kỳ Co, Eo Gió, và Tuy Hòa qua Quốc lộ 1D, đồng thời có thể di chuyển nhanh chóng đến các khu công nghiệp lớn như Long Mỹ, Becamex – VSIP Bình Định qua tuyến vành đai phía Tây.

Không chỉ sở hữu hạ tầng giao thông thuận tiện, Long Vân còn được bao quanh bởi các khu công nghiệp trọng điểm như KCN Long Mỹ, tổ hợp KCN đô thị Becamex VSIP Bình Định, cụm công nghiệp Nhơn Bình và KKT Nhơn Hội. Trong bối cảnh Bình Định đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và công nghệ các khu công nghiệp này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của khu đô thị Long Vân.
Mời xem thêm: Bình Định chiến lược hút vốn quyết liệt, bất động sản cất cánh